RAM laptop và những điều cần biết

Người đăng: buonkhongem on Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Nếu laptop của bạn chạy không nhanh như hồi bạn mới mua thì giải pháp nhanh nhất ở đây mua thêm RAM. Hầu hết các dòng laptop hiện nay đều có thể cài đặt ít nhất là 3GB RAM. Tuy nhiên, chỉ cần 2GB RAM là laptop của bạn đã chạy rất nhanh rồi – nếu chỉ sử dụng các công việc kiểu như xử lý tài liệu, bảng tính, xem phim, nghe nhạc, đồ họa ở mức độ trung bình… 

Còn nếu laptop của bạn chỉ có 512MB hoặc 1GB thì hiệu suất cũng chỉ ở mức cơ bản. Với nhu cầu ngày càng tăng của người dùng hiện nay, laptop tối thiểu phải có RAM từ 1GB trở lên. Vậy RAM là gì mà quan trọng với laptop đến thế? Bao nhiêu RAM mới đủ? Có bao nhiêu loại RAM mà bạn có thể sử dụng? Và sử dụng RAM như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? 

RAM laptop là gì? 

RAM là nơi mà máy tính lưu trữ thông tin tạm thời để sau đó chuyển vào CPU xử lý. RAM càng nhiều thì số lần CPU cần xử lý dữ liệu từ ổ cứng càng ít đi, và hiệu suất toàn bộ hệ thống sẽ cao hơn. RAM là loại bộ nhớ không thể thay đổi nên dữ liệu lưu trong nó sẽ biến mất khi bạn tắt máy tính. 

Câu hỏi đặt ra ở đây là một chiếc laptop sẽ cần bao nhiêu RAM thì đủ. Thực ra, tùy theo nhu cầu sử dụng mà lượng RAM biến đổi theo nhưng mức tối thiểu nhất cần từ 1GB trở lên. Một chiếc laptop cài đặt hệ điều hành Mac OS X Leopard và Windows Vista sẽ cần tối thiểu 2GB RAM, nhưng nếu người dùng muốn chỉnh sửa video hoặc chơi các loại game “sát thủ bộ nhớ” như Crysis thì RAM phải từ 3GB trở lên. Những chiếc netbook hiện nay chạy Windows XP và Linux thì chỉ cần 1GB RAM là đủ. 

Trên thực tế, bản thân các loại RAM cũng có sự khác biệt. RAM thường có 3 loại: DDR 1, 2, và 3. RAM DDR1 thường có xung nhịp từ 266MHz tới 400MHz; trong khi DDR2 và DDR3 (loại mới nhất) thường có xung nghiệp từ 400 - 800 MHz và từ 800 MHz - 1.6 GHz. Giá cả giữa DDR1, DDR2 và DDR3 chênh lệch nhau rất nhiều. Chẳng hạn như bộ RAM DDR3 2GB của Corsair (gồm 2 thanh, mỗi thanh 1 GB) có giá 90USD thì cũng là RAM của Corsair nhưng là loại DDR2 4GB chỉ có 69USD. 


Đọc thêm »

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét